Văn học là môn học đặc biệt gắn bó với mỗi học sinh chúng ta. Ngay khi bắt đầu đi học, mới còn tập đọc, tập ghép vần, chúng ta đã được làm quen với những câu văn, câu thơ đơn giản mà khiến ta nhớ mãi, rút ra từ các tác phẩm văn học. Lên các lớp trên, chúng ta học đến những trào lưu và thể loại, phong cách và đặc trưng, hay những thứ thuộc về văn học sử, như tác gia văn học, giai đoạn văn học, kể cả các nền văn học khác trên thế giới. Thậm chí sau khi đã tốt nghiệp, ra trường, vào đời, nhiều người chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về văn chương, chữ nghĩa để làm phong phú thêm cho cuộc sống tinh thần của mình, tu dưỡng tâm hồn, tình cảm của mình để cân bằng với những áp lực của cuộc sống hằng ngày… có thể nói, chúng ta học văn suốt đời.
Nhưng khác với nhiều môn, văn học không có các công thức có tính bất biến như toán, không có các định lí có tính phổ quát như lí, cũng không có các học thuyết có tính quy luật như sinh… Văn học, khác với tất cả, không có một chìa khóa chung nào để giải mã tất cả các tác phẩm, không có một đáp án duy nhất nào để hiểu đúng về một bài thơ hay một truyện ngắn. Văn học là phạm trù của cái riêng - cái gọi là cá tính sáng tạo của tác giả với tác phẩm của mình, cái làm nên nét đặc sắc riêng của chính tác phẩm ấy.
Cũng từ mỗi tác phẩm ấy, chúng ta được tiếp cận, được mở mang những cái hay, cái đẹp qua lời bình chú của các chuyên gia văn học từng dày công nghiên cứu tác phẩm, chúng ta sẽ ngộ ra một điều then chốt: văn học có tính tất yếu của nó, đó là tuân theo cái đẹp và mang tính nhân văn. Đó cũng là hai tiêu chí chung nhất của các tác phẩm trong bộ sách mà thư viện THPT Trần Phú giới thiệu lần này.
1. Văn thơ Hồ Chí Minh tác phẩm và lời bình/ Tôn Thảo Miên tuyển chọn.- H.: Văn học, 2009.- 219tr.; 24cm.. ĐTTS ghi: Tác phẩm văn học trong nhà trường Tóm tắt: Giới thiệu một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số bài bình của những nhà nghiên cứu phê bình văn học hàng đầu Việt Nam. Các lời bình còn chú trọng làm rõ tầm nhìn chiến lược trong tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, phát hiện những dụng ý nghệ thuật trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh.. Chỉ số phân loại: 895.922132 V115TH 2009 Số ĐKCB: TK.2054, |
2. HỒ CHÍ MINH Nhật ký trong tù: Bản dịch trọn vẹn của Viện Văn học, dịch - chỉnh lý - bổ sung/ Hồ Chí Minh ; Dịch: Nam Trân....- H.: Thời đại, 2010.- 278tr.; 19cm.. ĐTTS ghi: Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi Tóm tắt: Nhật ký trong tù là tập thơ chữ Hán gồm 134 bài theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 Nhật kí trong tù là một cuốn sổ nhật kí, ghi lại những sự việc, những cảm nhận, nỗi bất bình, tâm tư bị oan ức, ý chí rèn luyện, tinh thần vượt qua mọi khó khăn, niềm hi vọng vào tương lai,… của Hồ Chí Minh những lúc nhàn rỗi cho khuây khoả lòng, chứ đó không phải là chủ đích sáng tác của Người. Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tôi của chê độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Là một tập nhật kí, nhưng là nhật kí bằng thơ độc đáo “có một không hai” viết trong tù ngục, đã ghi chép hết sức tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tài liệu về những điều mắt thấy tai nghe hằng ngày trong nhà lao, trên đường đi đày từ nhà giam này đến nhà giam khác,… tái hiện lên bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch: mười ba tháng bị đày ải trong nhà ngục đến nỗi “răng rụng mất mấy chiếc”, tóc bạc, mắt mờ, đứng không vững,…. Chỉ số phân loại: 895.922132 NH124KT 2010 Số ĐKCB: TK.2055, |
3. ARCHER, JEFFREY Hai số phận/ Jeffrey Archer ; Anh Thư dịch.- H.: Văn học, 2008.- 746tr.; 19cm.. Tóm tắt: Cuốn sách là một câu chuyện kể về cuộc đời và sự nghiệp của William Lowell Kane (một người mạnh mẽ, giàu có) và Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz - một người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ); họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc họ sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906), nhưng họ đều có chung sự nỗ lực, lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. Cuốn sách còn kể về cuộc gặp gỡ của họ cũng như những hiểu lầm, vướng mắc, những cuộc tranh tài, đấu trí giữa hai người đàn ông ấy…. Chỉ số phân loại: 823.914 H103SP 2008 Số ĐKCB: TK.2057, TK.2056, |
4. NGUYÊN NGỌC Đất nước đứng lên: Tiểu thuyết/ Nguyên Ngọc.- Gia Lai: Hồng Bàng, 2011.- 244tr.; 20cm. Tên thật tác giả: Nguyễn Ngọc Báu ISBN: 9786049210075 Tóm tắt: Tác phẩm Đất nước đứng lên mang đậm màu sắc sử thi, là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa, một buôn làng người Ba Na, ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là anh hùng Núp, hiện thân của một một nhân vật có thật và là câu chuyện thật của Đinh Núp (1914 - 1999) – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.. Chỉ số phân loại: 895.922334 Đ124NĐ 2011 Số ĐKCB: TK.2058, TK.2059, |
5. THẠCH LAM Hai đứa trẻ: Truyện ngắn/ Thạch Lam.- H.: Văn hóa thông tin, 2007.- 195tr.; 21cm.. ĐTTS ghi: Tác phẩm văn học trong nhà trường Tóm tắt: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua lời kể của nhân vật Liên. Liên và An sống tại một phố huyện nghèo, được mẹ giao nhiệm vụ trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng bố bị mất việc nên phải chuyển về quê sống. Mẹ con chị Tí bán hàng nước , gánh phở của Bác Siêu, sập hát của bác Xẩm... đều là những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Hình ảnh chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh và ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.. Chỉ số phân loại: 895.922332 H103ĐT 2007 Số ĐKCB: TK.2060, |
6. Hồ Xuân Hương tác phẩm và lời bình/ Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn.- H.: Văn học, 2009.- 211tr.; 21cm..- (Tác phẩm văn học trong nhà trường) Tóm tắt: Giới thiệu những tác phẩm thơ Nôm, tác phẩm thơ chữ Hán trong tập "Lưu hương ký" và những câu đối lưu truyền của nữ sĩ Xuân Hương. Bên cạnh đó là những bài bình xoay quanh đề tài và phong cách nghệ thuật đặc sắc trong thơ Hồ Xuân Hương của nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hoàng Ngọc Phách…. Chỉ số phân loại: 895.92212 H450XH 2009 Số ĐKCB: TK.2065, TK.2066, |
7. HOÀI THANH Thi nhân Việt Nam: 1932-1941/ Hoài Thanh, Hoài Chân.- H.: Thời đại, 2010.- 415tr.; 21cm.. Tóm tắt: Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932–1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.. Chỉ số phân loại: 895.92213208 TH300NV 2010 Số ĐKCB: TK.2073, |
8. VŨ TRỌNG PHỤNG Số đỏ/ Vũ Trọng Phụng.- H.: Văn học, 2002.- 243tr; 19cm.- (Văn học hiện đại Việt Nam) Tóm tắt: Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.. Chỉ số phân loại: XXX S450Đ 2002 Số ĐKCB: TK.2074, TK.2075, TK.2076, |
9. NGUYỄN TUÂN Vang bóng một thời/ Nguyễn Tuân.- H.: Văn học, 2011.- 219tr.; 19cm..- (Tác phẩm chọn lọc văn học Việt Nam) Tóm tắt: Tập truyện gồm mười hai truyện ngắn và tùy bút gắn liền với những câu chuyện về nếp sống thanh nhã phong lưu của người xưa xưa, tác phẩm xen lẫn hai yếu tố thực hư dẫn dắt người đọc tìm về với những vẻ đẹp truyền thống của đất nước đã quá vãng. Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp trong âm vang của quá khứ với những thú thưởng trà, đánh thơ, thả thơ. Đây đều là hoài niệm về một thời vàng son của Tổ quốc trước những biến đổi văn hóa, đồng hóa và giao thoa văn hóa phương tây trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.. Chỉ số phân loại: 895.92233 V106BM 2011 Số ĐKCB: TK.2077, TK.2078, |
10. NGUYỄN BÍNH Thơ Nguyễn Bính/ Hoàng Xuân tuyển chọn.- H.: Văn hoá Thông tin, 2010.- 127tr: hình vẽ; 19cm. Tóm tắt: Giới thiệu tuyển tập những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (Nguyễn Trọng Bính). Thơ của ông “chân quê”, giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng, trong sáng, và hồn nhiên như ca dao trữ tình. Ông viết về làng quê qua lăng kính tình cảm lãng mạn, biểu lộ một tình quê, một hồn quê chân tình và gần gũi.. Chỉ số phân loại: 895.922132 TH460NB 2010 Số ĐKCB: TK.2079, TK.2080, |
11. CHẾ LAN VIÊN Thơ Chế Lan Viên/ Vân Long tuyển chọn.- H.: Văn hoá Thông tin, 2010.- 87tr.; 19cm.. Tóm tắt: Giới thiệu tập thơ "điêu tàn" của nhà thơ Chế Lan Viên và một số bài thơ khác. Mỗi một bài thơ, là lịch sử, là văn hóa, là khí phách, là núi thây biển máu, là nước mất nhà tan, là oan hồn, là xương trắng. Mỗi một câu thơ, như gào, như thét, như khóc, như cười. Mỗi một ý thơ, là nỗi đau vong quốc, là huyết lệ tuôn trào, là giang sơn đổ vỡ.. Chỉ số phân loại: 895.9221 CLV.TC 2010 Số ĐKCB: TK.2081, TK.2157, |
12. Xuân Quỳnh thơ và đời/ Vân Long s.t., tuyển chọn.- H.: Văn học, 2011.- 271tr.; 19cm.. Tóm tắt: Xuân Quỳnh thơ và đời là tuyển tập những áng thơ luôn chứa đầy cảm xúc với thật nhiều cung bậc khác nhau, khi dịu dàng và sâu lắng, e ấp, nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa sức sống dồi dào và khát khao mãnh liệt - đó là những nét đặc trưng riêng thường thấy trong mỗi trang thơ. Chỉ số phân loại: 895.9221 X512QT 2011 Số ĐKCB: TK.2082, TK.2083, |
Thư mục sách văn học cung cấp cho các thầy cô và các em học sinh những quyển sách về các nhà văn nhà thơ, các tác phẩm giúp cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học của các tác giả nhìn từ góc độ người sáng tác. Chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn chương là "đứa con tinh thần" của một người nghệ sĩ ngôn từ, bởi vậy, hiểu biết đúng về người tạo ra nó cũng là cách để bạn đọc cảm nhận sâu sắc, tinh tế những trang văn có giá trị. Mặt khác, tìm hiểu về tác giả văn học cũng thể hiện một xu hướng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong thực tế hiện nay là tìm hiểu về phong cách sáng tác của một nhà văn nhà thơ, lí giải về nguồn cảm hứng sáng tạo, đề tài, thể loại, giọng điệu riêng của mỗi người, qua đó nhận ra những rung cảm sâu thẳm của họ và có những đối sánh với các tác giả cùng thời hay khác thời để tìm ra giá trị đích thực của từng tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm trong nhà trường.